TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ
Bí ẩn sự biến mất của các nền văn minh cổ đại I_folder_lockBí ẩn sự biến mất của các nền văn minh cổ đại I_folder_announce_newRất mong các bạn tham gia Forum của chúng tôi
Bí ẩn sự biến mất của các nền văn minh cổ đại I_folder_announce_newĐăng kí ngay để làm nhân viên web rất nhiều tiện ích
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ
Bí ẩn sự biến mất của các nền văn minh cổ đại I_folder_lockBí ẩn sự biến mất của các nền văn minh cổ đại I_folder_announce_newRất mong các bạn tham gia Forum của chúng tôi
Bí ẩn sự biến mất của các nền văn minh cổ đại I_folder_announce_newĐăng kí ngay để làm nhân viên web rất nhiều tiện ích
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Bí ẩn sự biến mất của các nền văn minh cổ đạiXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả
Bình chọn cho bài viết:

Mr_Kenshin

Mr_Kenshin
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Nam
Nhấn Vào Đây Để xem Thông Tin về thành viên này
 


Bài gửiTiêu đề: Bí ẩn sự biến mất của các nền văn minh cổ đại Bí ẩn sự biến mất của các nền văn minh cổ đại Icon_minitime15/12/09, 03:34 pm
Các nền văn minh cổ đại là nền tảng căn bản của văn minh nhân loại. Lịch sử loài người đã ghi nhận có tới 7 nền văn minh cổ đại như Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà, Maya... Đến nay, không ít trong số đó chỉ còn là những dòng chữ trong sử sách, còn những thành trì, đền đài... đã đột ngột biến mất mà nguyên nhân là câu hỏi chưa có lời giải cuối cùng.

Thành Troy - hư hay thực

Câu chuyện về thành Troy được gắn liền với hai trường thi của Homer: Iliad và Odyssey trong thần thoại Hy Lạp. Trong khi rất nhiều các nền văn minh cổ đại để lại di tích vật chất cho hậu thế thì thành Troy được coi như một câu chuyện trong trí tưởng tượng của người xưa bởi trên trái đất thời hiện đại, người ta không thấy dấu vết của bức thành gắn liền với cuộc chiến tranh bất hủ và con ngựa gỗ huyền thoại.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Hiện trạng thành Troy ngày nay

Thế nhưng theo những nghiên cứu mới đây của các nhà sử học, thành Troy là có thật. Họ khẳng định rằng cách đây hơn 3.000 năm, thành Troy nằm trên một đỉnh đồi, gần bến cảng thông ra biển Aegae (hiện cảng này đã bị cát vùi lấp). Khi những nhà buôn Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha dong thuyền từ biển Aegae tới Biển Đen, họ đều dừng chân ở Troy để tiếp tế lương thực và giải trí. Những dấu tích khảo cổ học mới được phát hiện như: mảnh thuyền và cọc sắt nằm rải rác dưới những lớp đất cách thành Troy (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) khoảng 4 km là bằng chứng cho thấy chiến thuyền Hy Lạp đã từng đậu ở đây trước khi tấn công vào thành, giống như lời kể của Homer trong anh hùng ca Iliad.

Vì sao thành Troy biến mất? Đó là câu hỏi mà nhiều thế hệ các nhà khoa học mất công đi tìm câu trả lời.

Giáo sư vật lý Amos Nur tại Đại học Stanford, Mỹ cho biết: “Chúng tôi tin rằng các thảm họa tự nhiên, đặc biệt là động đất, đã đóng vai trò quan trọng trong sự mất tích bí ẩn của nhiều nền văn minh”. Các nhà khoa học khác của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ lại phát triển một giả thuyết hoàn toàn khác. Khi nghiên cứu vùng phía đông Địa Trung Hải ở cuối thời kỳ đồ đồng, họ cho rằng một trận động đất lớn có thể là thủ phạm chính đằng sau sự biến mất của nhiều thành phố như Troy, Mycenae và Knossos. Các thành phố này đã bị quét khỏi bản đồ thế giới trong khoảng năm 1.225 - 1.175 trước Công nguyên. Và luận điểm này đã được Hiệp hội Địa lý, Vật lý Mỹ ủng hộ.

Văn hóa Harappa - những pháo đài bằng đất sét nung

Một nền văn minh cổ đại nằm trong tổng thể các nền văn minh Sông Ấn là một nền văn minh thời Cổ đại phát triển vào khoảng thời gian từ năm 2.800 đến năm 1.800 trước Công nguyên. Sử sách còn ghi nhận sự phát triển cao của nền văn minh này về sự phát triển kinh tế, thương mại, nông nghiệp, nghệ thuật, chữ viết... Nhưng nền văn hóa này đã biến mất mà nguyên nhân cho đến nay vẫn chưa rõ nhưng hàng loạt đền thờ được phát hiện đã chứng minh cho sự tồn tại.

Giả thuyết phổ biến nhất là do người du mục Arian (tiếng Anh: Aryan) xuất hiện và đánh chiếm. Giả thuyết thứ hai được nhiều người chấp nhận là về những biến đổi khí hậu. Vào khoảng 1.800 năm trước Công nguyên, khí hậu trong lưu vực sông Ấn thay đổi, trở nên lạnh và khô hơn, sông Ghaggra-Hakra trở nên khô cạn làm biến đổi kiến tạo mảng, nguồn nước của hệ thống sông bị chuyển hướng về đồng bằng sông Hằng dẫn đến sự suy tàn của nền văn minh Harappa.

Các thuyết khác cho rằng sự suy tàn của nền văn minh sông Ấn có liên quan đến việc vương quốc người Sumer chấm dứt và các quan hệ buôn bán với vương quốc này đã không còn nữa, hay xung đột quân sự và bệnh tật đã chấm dứt nền văn hóa này. Nguyên nhân quyết định cho sự suy vong vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Giáo sư Amos Nur và đồng nghiệp Prasad, khi xem xét lịch sử địa chấn, đã nhận thấy có những trận động đất thảm khốc đổ xuống vùng ven biển gần biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan. Theo giả thuyết của họ, một hoặc nhiều chấn động lớn có thể đã làm vỏ trái đất di chuyển, kéo theo việc chặn dòng chảy của một con sông lớn trong vùng. Nền sản xuất nông nghiệp bị phá hủy, các trận lụt nghiêm trọng xảy ra và cuối cùng vùi lấp các thành phố dưới bùn lầy.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Những tường thành của văn hóa Harappa. (Ảnh: Globalheritagefund)


Và nền văn minh Maya

Maya là nền văn minh cổ đặc sắc bên cạnh nền văn minh Andes, được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ từ năm 1.000 trước Công nguyên. Nền văn minh Maya đạt một trình độ cao không những về lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ cả lĩnh vực kiến trúc, toán học, thiên văn học và tính toán thời gian. Những di tích khảo cổ học đã chứng minh người Maya đã phát triển khái niệm “số 0” vào năm 357, sớm hơn châu Âu khoảng gần 900 năm, xác định chính xác độ dài của một năm, thời gian trái đất quay hết một vòng quanh mặt trời, chính xác hơn rất nhiều lịch được châu Âu sử dụng vào thời đó. Không những thế, tôn giáo của người Maya cũng rất đặc biệt vì có sự kết hợp giữa lễ nghi với các chu kỳ của vũ trụ.

Cùng chung số phận với thành Troy và văn minh Harappa, hai thành phố Quirigua (Đông Guatemala ngày nay) và Benque Viejo, vốn là trung tâm văn hóa của người Maya trong thời kỳ đỉnh cao, đột ngột biến mất vào cuối thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên. Nhiều nhà sử học trên thế giới cho rằng sự biến mất này là hậu quả của những cuộc chiến liên miên, ban đầu là ngay trong bộ tộc của người Maya nhằm tranh giành quyền lực và sau đó là của người Maya chống lại sự xâm lăng mang tên đế quốc Tây Ban Nha. Nhưng kết quả nghiên cứu của nhà địa - vật lý Robert Kovach lại cho chúng ta một nguyên nhân hủy diệt khác: một trận động đất kinh hoàng.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Tikal-Guatemala, dấu ấn huy hoàng của nền văn minh Maya. (Ảnh: Allposters)

Những cơn giận dữ của hành tinh vốn là nguyên nhân của đổ nát nhưng đến nay, đây còn được xác định là nguyên nhân dẫn đến sự mất tích bí hiểm của nhiều nền văn minh trong lịch sử loài người.

Theo Khoa học - Đời sống

Thông điệp:

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường Link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Bí ẩn sự biến mất của các nền văn minh cổ đạiXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ :: 

KHOA HỌC

 :: 

NHUNG DIEU KI THU QUANH TA

-

 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất